Email:
info@saovietmps.com.vn
Hiệp hội các nhà sản xuất dầu khí quốc tế (IOGP)
Hiệp hội các nhà sản xuất dầu khí quốc tế là diễn đàn toàn cầu của ngành dầu khí, trong đó các thành viên xác định và chia sẻ các thực tiễn tốt nhất để đạt được những cải tiến về sức khỏe, an toàn, môi trường, an ninh, trách nhiệm xã hội, kỹ thuật và hoạt động
Nguồn: http://www.iogp.org
Công ty TNHH Ứng phó sự cố tràn dầu
Oil Spill Response Limited (OSRL) là công ty được các tổ chức dầu mỏ quốc tế tài trợ để ứng phó với sự cố tràn dầu bất cứ nơi nào trên thế giới có thể xảy ra, bằng cách cung cấp các dịch vụ chuẩn bị, ứng phó và can thiệp. Công ty hoàn toàn thuộc sở hữu của hầu hết các công ty dầu khí có trách nhiệm với môi trường, và thành viên của công ty đại diện cho phần lớn các công ty sản xuất dầu toàn cầu. Chúng tôi hiện đang có 275 người làm việc trên 12 địa điểm trên toàn thế giới.
OSRL được thành lập từ công việc tiên phong của Trung tâm Dịch vụ Chống tràn Dầu của Anh, và chính thức được thành lập vào năm 1986 với sự tài trợ từ bốn công ty dầu mỏ quốc tế khác.
ORSL là một trong những tổ chức ứng phó sự cố tràn dầu đầu tiên đã tiếp cận vụ tai nạn Exxon Vandez xảy ra gần Alaska làm tràn gần 38.000 tấn dầu thô vào năm 1989.
ORSL tiến hành một loạt các khóa đào tạo, bao gồm các khóa học tùy chỉnh, các khóa học chuẩn bị ứng phó sự cố tràn dầu, các khóa học từ xa…
Các dịch vụ của ORSL bao gồm:
Tư vấn:
- Đánh giá năng lực
- Lập kế hoạch dự phòng
- Mô hình hóa sự cố tràn dầu
- Dịch vụ xử lý động vật hoang dã nhiễm dầu
– Cho thuê thiết bị
– Rèn luyện:
- Đánh giá kế hoạch và quy trình ứng phó
- Xác định sự sẵn sàng của người ứng phó
- Làm rõ vai trò và trách nhiệm
- Nâng cao nhậnthức về các sự cố tiềm ẩn
- Chuẩn bị cho các sự cố tràn thực sự
OCIMF và các thành viên chủ dầu
Sự cố tàu dầu thô Torrey Canyon bị mắc cạn năm 1967 đã dấy lên một làn sóng quan ngại của công chúng trên thế giới đối với các sự cố gây ô nhiễm môi trường từ các tàu chở dầu.
Vào đầu những năm 1970, đã có nhiều sáng kiến chống ô nhiễm được đề xuất trên phạm vi quốc gia, khu vực và quốc tế, nhưng chỉ có tính chất riêng lẻ, rất ít sự phối hợp chung giữa các tổ chức, quốc gia.
Diễn đàn Hàng hải Quốc tế của các Công ty dầu (Oil Companies International Marine Forum – OCIMF) lại khác. Đây là tổ chức tự nguyện của các công ty dầu mỏ trên thế giới. Thông qua OCIMF, ngành công nghiệp dầu mỏ đã có thể đóng một vai trò điều phối mạnh mẽ hơn để đáp ứng các sáng kiến này, làm cho kiến thức chuyên môn của ngành được phổ biến rộng rãi thông qua hợp tác với các chính phủ và các cơ quan liên chính phủ.
OCIMF đã được cấp tư cách tham vấn tại Tổ chức Hàng hải Quốc tế (International Maritime Organization – IMO) vào năm 1971 và tiếp tục trình bày quan điểm của ngành dầu mỏ tại các cuộc họp của IMO. Kể từ đó, vai trò của OCIMF được mở rộng đáp ứng sự biến chuyển trong hoạt động hàng hải của các thành viên. Nội dung hoạt động của OCIMF bao gồm an toàn, sức khỏe, an ninh và môi trường liên quan đến tàu chở dầu, sà lan, tàu ngoài khơi và các giao diện đầu cuối. OCIMF không chỉ đóng góp một số lượng đáng kể các quy định tại IMO nhằm cải thiện sự an toàn của tàu chở dầu và bảo vệ môi trường, mà còn đưa ra hướng dẫn mới quan trọng về các vấn đề cấp bách hiện nay như cướp biển và vận tải biển ở Bắc Cực. OCIMF ở vị trí duy nhất có thể tận dụng kiến thức chuyên môn của thành viên để thúc đẩy hướng dẫn cần thiết về các vấn đề quan trọng của ngành. Điều này giúp không chỉ các thành viên mà còn cả ngành công nghiệp dầu khí áp dụng các quy định, đồng thời cũng làm tài liệu tham khảo có giá trị để xây dựng quy định mới.
Hơn 100 thành viên hiện tại của OCIMF bao gồm tất cả các công ty dầu mỏ lớn trên thế giới cùng với phần lớn các Công ty Dầu khí Quốc gia (Tập đoàn Dầu khí Việt nam là thành viên chính thức của OCIMF vào tháng 11 năm 2010).
Ngày nay, OCIMF được công nhận rộng rãi như tiếng nói của ngành công nghiệp dầu mỏ, cung cấp kiến thức chuyên môn trong việc vận chuyển, xử lý hydrocacbon một cách an toàn và có trách nhiệm với môi trường cả đối với tàu vận chuyển lẫn kho cảng, đồng thời liên tục thiết lập và cải tiến các tiêu chuẩn an toàn.
OCIMF có một danh mục công cụ phong phú nhằm đánh giá thực trạng của các đối tượng tham gia vào hoạt động dầu khí, bao gồm chương trình SIRE, TMSA, OVID, MTIS được đề cập chi tiết dưới đây.
– Chương trình Báo cáo Kiểm tra Tàu (SIRE) bao gồm:
- Bộ câu hỏi khai báo đặc tính tàu (VPQ)
- Bộ câu hỏi kiểm tra tàu (VIQ)
- Chương trình đào tạo và chứng nhận Thanh tra viên SIRE
- Hệ thống quản lý dữ liệu SIRE của OCIMF
Chương trình Tự đánh giá và Quản lý Tàu chở dầu:
Bộ tài liệu TMSA 3 gồm 13 lĩnh vực cần được đánh giá trong toàn bộ hoạt động quản lý an toàn thể hiện tại Chương trình Quản lý An toàn của mỗi Chủ tàu (SMS)
Chương trình Bộ dữ liệu kiểm tra phương tiện nổi OVID:
- Bộ câu hỏi khai báo đặc tính tàu (OVPQ)
- Bộ câu hỏi kiểm tra (OVID) tàu
- Chương trình đào tạo và chứng nhận Thanh tra viên OVID
- Hệ thống quản lý dữ liệu OVID của OCIMF
Chương trình Hệ thống thông tin Cảng bao gồm:
- Bộ Câu hỏi khai bảo Thông tin cảng
- Chương trình Tự đánh giá và Quản lý cảng
- Chương trình Đánh giá năng lực và Đào tạo Điều hành cảng
Nguồn tham khảo: https://www.ocimf.org/about-ocimf/members